Người đẹp quê Cà Mau thường đăng nhiều hình ảnh cuộc sống thường nhật. Chị thường xuyên ăn chay kết hợp với việc tập gym, Yoga nhằm mục đích giữ dáng cũng như thư giãn tinh thần, cân bằng cuộc sống.
“Tôi luôn có chế độ ăn uống bài bản và cố gắng duy trì chế độ tập luyện đều đặn. Trong chuyện ăn uống, tôi chỉ ít ăn cơm thôi, đa phần thay bằng bún, rau. Tuy nhiên cũng không thể thiếu cơm, chỉ là không ăn quá nhiều thôi. Hàng ngày, tôi đều uống nước cam và bổ sung thêm các loại vitamin để tăng cường sức khỏe, làm đẹp da”, chị nói.
Trà Ngọc Hằng không ăn quá nhiều cho một bữa. Chị thường chọn mức ăn trung bình và chia ra nhiều bữa. "Bí quyết không tăng cân của tôi là hạn chế ăn quá no và không nạp nhiều thứ cùng lúc. Thay vào đó, tôi chia thành nhiều bữa nhỏ, chỉ ăn những món tốt cho sức khỏe", chị nói.
Ngoài tập luyện, Trà Ngọc Hằng duy trì lịch sinh hoạt khoa học, ngủ lúc 23h và dậy vào 7h hôm sau. Mẹ một con tham khảo và bổ sung thêm thực phẩm chức năng, duy trì chế độ ăn rau xanh và trái cây. Chị bật mí với VietNamNet mình đang giữ mức cân nặng 55 kg, số đo 3 vòng khá ổn 90-59-96.
Trà Ngọc Hằng đặc biệt thích Yoga vì bộ môn này giúp cơ thể chị uyển chuyển, dẻo dai, đặc biệt là rèn luyện tính kiên trì và cách sống chậm lại. Chị thường tập kết hợp gym và Yoga. Hiện tại, người đẹp đã thực hiện được nhiều động tác khó và cũng học được cách sống vui vẻ, lạc quan.
Do diễn biến của dịch Covid-19, Trà Ngọc Hằng nghiêm túc tuân thủ quy định ở nhà, không buôn bán. Chị dành thời gian chăm sóc gia đình, chơi đùa và nấu ăn cho Sophia. Hai mẹ con vốn dĩ luôn dính nhau không rời, nay lại có thêm nhiều thời gian gần gũi.
Thành quả của Trà Ngọc Hằng. |
Thời điểm dịch bệnh không quá phức tạp, Trà Ngọc Hằng luôn tranh thủ làm từ thiện. Chị thường phát suất ăn miễn phí đều đặn 2 lần/tháng, chưa kể những lần phát bánh mì, mì xào, nước sâm... đột xuất. Khi dịch bệnh bùng lên, Trà Ngọc Hằng không ít lần chuyển khoản cho những đội, nhóm hoạt động thiện nguyện với mong muốn san sẻ khó khăn với đồng bào.
Trà Ngọc Hằng song ca Bolero cùng Tiên Tiên
Gia Bảo
"Trong cuộc sống xô bồ, tôi phải có thời gian trầm lặng ngấu nghiến từng con chữ trong cuốn sách. Đó là những phút tôi thấy bình yên, được cất chiếc điện thoại thông minh sang một bên", Trà Ngọc Hằng chia sẻ.
" alt=""/>Trà Ngọc Hằng tích cực tập Yoga giữ vòng eo 59 những ngày giãn cáchCó lần, tôi thắc mắc khi nhìn dòng nhựa vẫn chảy ròng ròng trên thân, cành đã bị hun ngay vào lửa nóng: “Ông à, cành đào này đau lắm phải không? Nó vừa xa mẹ đã phải chịu đau thế này…”. Ở tuổi lên 5 lên 6, trong mắt nhiều đứa nhỏ, mỗi cành cây, mỗi con vật cũng giống như con người biết đau, biết mừng, biết sợ,…
Ông giải thích: “Phải hun, gốc cây mới giữ được nhựa, dinh dưỡng và có sức đâm chồi nảy lộc khi trồng xuống đất. Năm sau cây đào này sẽ thành cây mẹ, sẽ có những đứa con khỏe mạnh và dũng cảm. Cháu gái nhớ nhé, trong nhiều hoàn cảnh, biết chấp nhận sự khắc nghiệt sẽ trưởng thành hơn…”.
Ở tuổi ấy, tôi chưa hiểu được nhiều điều ông nói. Nhưng mỗi mùa xuân qua, nhìn những cành đào đã đâm rễ thành cây trước sân, những người hàng xóm, họ hàng được ông tặng một cành nhỏ mang về, tôi thấy lòng mình ấm lạ.
Tết quê. Nhớ những buổi mai tinh sương, mưa phùn và sương mai cuốn theo nhau rắc xuống như tơ trời. Trong nàn tơ mảnh mềm ấy, những nụ hồng nhung đỏ thẫm vừa hé nở ngoài vườn.
Chị Mun – con bác tôi – nói: “Hôm nay hồng nhung nở nhiều”. Chị vẫn nằm trong chăn ấm, chỉ hít hà mà như đã nhìn thấy cả khu vườn vậy. Sáng nào chị nói hồng bạch nở nhiều, thược dược nở nhiều… là y như rằng loài hoa ấy đua nở. Chị Nhung khiến tôi ngạc nhiên xen lẫn cảm phục.
Chị Mun dẫn tôi đi dọc những con đường đất ẩm mềm. Chị ngắt cho tôi một chùm hoa bưởi. Chị chỉ cho tôi cách phân biệt mùi hoa bưởi với hoa cau. Chị đọc cho tôi nghe bài thơ “Hương thầm” rất hay về loài hoa này. Hầu như với loài hoa nào, chị đều ghi nhớ những bài thơ, bài hát về chúng.
Chị Mun học lớp 7, còn tôi chưa đi học, nên dĩ nhiên tôi ngưỡng mộ chị tuyệt đối. Nhờ chị, chỉ sau một cái tết, tôi có thể phân biệt được vài loài hoa quanh mình. Từ những hương thơm gần gũi và dễ phát hiện như hồng bạch – hồng nhung, cau – bưởi, cho tới những loại hoa thi thoảng mới gặp và hương dịu tới đỗi rất khó nhận ra như hoa táo, hoa cải… Đúng như chị Mun nói, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng, đó là hương thơm.
Tết quê. Năm cả làng vẫn còn đốt pháo. Nửa đêm có bà mẹ khóc gào chạy đến tìm ông: “Ông ơi, ông cứu cháu với, nó bị pháo nổ banh bụng”. Ông là bác sĩ, trạm trưởng y tế xã. Mới vừa qua giao thừa, vừa thắp nhang bàn thờ tổ tiên và chưa kịp ăn lót dạ, ông đã lục túi xách đồ nghề chạy theo bà Chắt Hoan.
Cậu tôi lúc ấy còn là sinh viên trường y theo ông phụ giúp. Tới tận sáng mai ông mới trở về, mệt nhoài sau ca bệnh nặng. Áo còn dính loang vệt máu khô. Bà ngoại thở dài: “Mất cả cái tết. Đầu năm chưa chi ông đã dính máu me thế này…”.
Ông cười: “Bà hay nhỉ, đầu năm làm điều tốt đẹp thì cả năm tốt đẹp chứ”. Ở ông, chị em tôi luôn học được sự hi sinh, yêu lao động và cách nhìn về hướng tích cực.
Tết quê. Ông thường bắt hai chị em ghi chép những điều mới vào cuốn sổ be bé ông tự đóng. Ông đã viết lên bìa cuốn sổ ấy dòng chữ “Những bài học từ mùa xuân”.
Chẳng biết dựa vào đâu, nhưng ông nói thời khắc sáng mùng một rất quan trọng. Vui buồn của tháng ấy sẽ theo mình suốt năm. Chúng tôi tin vào điều đó lắm.
Sáng mùng một lại mở sổ ra chép một bài thơ rồi ghi lại những điều thú vị trong những ngày ấm nồng vị Tết quê. Có lần mở ra, hai chị em cùng hớn hở khi có nhiều trang viết về ông trong sổ của mình.
Mà rồi, những ấm nồng vị Tết quê đâu chỉ nằm mãi trong cuốn sổ ấy. Đúng như ông nói, nó theo mình suốt năm.
Rồi từ năm này qua năm khác cũng như mùa xuân này qua thì xuân sau sẽ tới. Cả khi lớn, nhắm mắt lại vẫn nhớ như in những bài học vô cùng dễ thương ghi dấu trong tâm hồn về một thời sâu sắc nhất.
(TheoVinh Na/ Báo Phụ nữ Việt Nam)
" alt=""/>Bài học từ mùa xuânCác bác sĩ nhận định bé gái bị sốc tim viêm cơ tim tối cấp. Ngay lập tức, ê-kíp xử trí đặt lại nội khí quản thở máy, truyền thuốc vận mạch. Tuy nhiên, tình trạng trẻ xấu dần, phải tiến hành hội chẩn truyền tĩnh mạch kháng thể miễn dịch gammaglobuline.
Sau gần 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, sức co bóp cơ tim trở về bình thường. Bé được cai máy thở, tỉnh táo và bú khá.
Theo bác sĩ Tiến, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp ở trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi) hiếm gặp, được cứu sống nhờ hỗ trợ hô hấp tuần hoàn và truyền kháng thể miễn dịch gammaglobuline.
Ông lưu ý vào mùa lạnh, trẻ có thể mắc bệnh viêm cơ tim do siêu vi nên cần phòng ngừa, giữ ấm trẻ, dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ, tiêm ngừa các vắc xin phòng bệnh theo lịch.
Đồng thời, phụ huynh chú ý khi trẻ có triệu chứng sốt, ói đau bụng, mệt, ngất xỉu, bỏ ăn bỏ bú, da xanh tái,… cần đưa đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, loại trừ các bệnh lý nặng như viêm cơ tim, viêm não, viêm ruột thừa, sốt xuất huyết, tay chân miệng...